30/01/2012
Liên tiếp bị cảnh báo
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), chỉ riêng thị trường Nhật Bản (mỗi năm nhập khẩu 500-600 triệu USD và chiếm 27-30% thị phần tôm của Việt Nam) đã có tới 132 cảnh báo đối với thủy sản từ Việt Nam. Các cảnh báo này đều cho rằng thủy sản Việt Nam nhiễm chất Trifluralin và Enrofloxacin. Đáng lo ngại là 6 tháng cuối năm đã có tới 54 lô hàng (chủ yếu là tôm) bị nhiễm Enrofloxacin ở thị trường Nhật Bản. Điều này ảnh hưởng đến uy tín của thủy sản Việt Nam, nhất là trong thời điểm Nhật Bản đang có những động thái siết chặt kiểm tra chất lượng hàng thủy sản nhập khẩu.
Tại hai thị trường trọng điểm là EU và Mỹ, vấn đề kiểm soát chất lượng nằm trong tầm kiểm soát nhưng do tác động của thị trường Nhật Bản nên cơ quan chức năng ở những nơi này đã có nhiều động thái kiểm tra gắt gao đối với thủy sản đến từ Việt Nam. Theo ông Hồ Quốc Lực - Tổng giám đốc Công ty CP thực phẩm Sao Ta và Chủ tịch Ủy ban Tôm (thuộc VASEP) - đầu năm 2012 có nhận được email từ khách hàng ở Mỹ cho biết cơ quan kiểm tra nhập khẩu thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) sẽ kiểm tra chặt chẽ chất kháng sinh Enrofloxacin trong tôm có xuất xứ từ Việt Nam nhập vào Mỹ. Lý do là FDA đã nhận được nhiều phản hồi cho thấy tôm Việt Nam bị nhà chức trách Nhật Bản nâng cao tần suất kiểm tra liên quan đến kháng sinh. Nếu điều này xảy ra thì sẽ tạo hậu quả thiệt hại vô cùng lớn vì Mỹ đang là thị trường tiêu thụ 25-30% tôm Việt Nam.
Trước tình hình như vậy, ông Lực đã có “đơn thỉnh nguyện” gửi Bộ NN-PTNT và lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng - nơi cung cấp phần lớn nguyên liệu tôm xuất khẩu. Bởi nếu không kiểm soát được vấn đề chất lượng, để cho thị trường Nhật, Mỹ cấm cửa thì sẽ có nhiều doanh nghiệp phá sản, công nhân mất việc làm.
Bất cập
Nhiều năm qua, xuất khẩu thủy sản ngày càng gia tăng về sản lượng cũng như giá trị và được coi là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy vậy, vấn đề kiểm soát chất lượng vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành. Trong khi một số chất kháng sinh bị nhiều nước cấm sử dụng thì trong nước vẫn cho phép sử dụng. Điển hình như năm 2010, do được phép sử dụng trong nuôi trồng nên chất Trifluralin đã khiến thủy sản Việt Nam gặp lao đao ở Nhật Bản. Sau đó, Bộ NN-PTNT đã ra lệnh cấm sử dụng chất
Trifluralin, cải thiện được chất lượng hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong năm 2011, bài học cũ lặp lại khi nhiều lô hàng thủy sản nhiễm chất Enrofloxacin, bị cảnh báo và trả về. Được biết nhiều nước coi Enrofloxacin là chất gây hại tới sức khỏe con người và cấm sử dụng, nhưng trong nước chất này chỉ nằm trong danh mục “hạn chế sử dụng”.
Mặt khác, trong khi thế giới đang khuyến khích kiểm soát hệ thống (giám sát chặt từ khâu nuôi trồng, thu mua, sản xuất, chế biến… tạo thành một chuỗi liên kết) để giảm bớt kiểm tra lô hàng thì cơ quan chức năng trong nước lại tăng cường kiểm tra lô hàng mà bỏ quên giám sát hệ thống. Theo nhiều doanh nghiệp, việc kiểm tra chất lượng theo kiểu “chặn đầu ra” giống như cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu chứ không phải kiểm để ngăn ngừa, xử lý trường hợp làm không tốt.
Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho hay nếu tổ chức tốt khâu liên kết từ người nuôi đến doanh nghiệp, thay vì tốn chi phí cho kiểm tra, doanh nghiệp sẽ dùng số tiền này đầu tư hệ thống nuôi trồng để có nguồn nguyên liệu tốt hơn. Chứ như hiện nay, dù chất lượng đầu ra được kiểm tra gắt gao nhưng trước đó các khâu con giống, thức ăn, nuôi trồng… không được kiểm soát tốt thì các lô hàng không đạt yêu cầu vẫn cứ gia tăng.
Ở một góc độ khác, ông Vũ Đức Thắng, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH SGS Việt Nam, cho hay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chỉ vì lợi nhuận mà bất chấp chất lượng. Đây là những doanh nghiệp không chuyên về thủy sản, mà chỉ đi dự các hội chợ quốc tế, thấy có đơn hàng rồi trở về thu gom thủy sản trôi nổi, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ.
“Không thể đổ hết lỗi yếu kém chất lượng cho Bộ NN-PTNT được. Với hàng trăm doanh nghiệp, tốt có, xấu có như hiện nay thì Bộ khó kiểm soát. Muốn kiểm soát tốt, ngoài vai trò quản lý của nhà nước, doanh nghiệp nên bỏ làm ăn chụp giật mà phải làm bài bản”, ông Thắng nói.
Nguồn:thanhnien.com.vn
Tin khác
Nhiều ý kiến xung quanh việc đề nghị bỏ phí công đoàn
Tính toán của các chuyên gia kinh tế trong Báo cáo tác động của Luật công đoàn vừa được trình lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra rằng, nếu quỹ tiền lương của doanh nghiệp chiếm 20% trong cơ cấu giá thành sản phẩm, khi chi phí tiền lương tăng 2%.… >>more
Kiến nghị bỏ quy định trích nộp 2% quỹ lương cho Công đoàn
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2012. Tuy nhiên, nhiều ý kiến của DN thủy sản cho rằng Dự thảo này vẫn còn bất cập, cần phải bổ sung cho phù hợp.… >>more
Hoa mắt với chi phí xuất khẩu thủy sản
Trong khi những khó khăn về vốn, nguyên liệu…chưa được tháo gỡ, các doanh nghiệp thủy sản lại đang "hoa mắt" với các loại phí kiểm soát chất lượng… >>more
Công văn số 1199: Hướng dẫn thuế bảo vệ môi trường
Căn cứ trên các kiến nghị của các DN Hội viên về việc miễn thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE , ngày 13/01/2012 VPHH VASEP đã có Công văn số 04/2011/CV-VASEP gửi Bộ Tài chính kiến nghị miễn thuế bảo vệ môi trường đối với bao bì nhựa PE để bao gói hàng xuất khẩu… >>more
Xuất khẩu thuỷ sản: Tìm thị trường mới
Từ đầu năm ngoái, việc xuất khẩu thuỷ sản sang EU khó khăn do khủng hoảng nợ công. Mỹ và các nước Nam Mỹ đang nổi lên như là những thị trường thay thế… >>more
Doanh nghiệp vẫn khó vì lãi suất
Năm nay, dự báo tình hình sẽ còn khó khăn gấp bội phần, khi mà lãi suất - điểm tựa sinh tử của các doanh nghiệp (DN) - vẫn chưa thể tháo gỡ trong một sớm một chiều... >>more
Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật khó bứt phá
Cho dù kết thúc năm 2011, XK mực và bạch tuộc sang Nhật Bản vẫn tăng 30,7% về giá trị so với cùng kỳ năm trước nhưng so với các thị trường NK lớn khác, XK mực và bạch tuộc Việt Nam sang Nhật Bản chưa được như ý... Năm 2012, có khả năng XK mực, bạch tuộc Việt Nam chỉ tăng nhẹ so với năm trước bởi nhiều DN vẫn đang lo ngại về việc thiếu hụt nghiêm trọng lượng nguyên liệu trong nước, tình trạng nhiễm kháng sinh trong các lô nguyên liệu vẫn còn diễn biến phức tạp ... >>more
Ngư dân BR-VT trước cơ hội hợp tác đánh bắt hải sản trên vùng biển Indonesia:
Vừa mừng vừa lo
Sáng 13-1, Sở Ngoại vụ và Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tổ chức cho bà con ngư dân tiếp xúc với Tổng lãnh sự Indonesia tại TP.Hồ Chí Minh và đại diện Công ty PT. Bonni Gracia Utama để bàn việc hợp tác đánh bắt hải sản trên vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Đây là chương trình hợp tác theo ký kết giữa hai Chính phủ Việt Nam và Indonesia, mở ra cho ngư dân một hướng làm ăn mới. Tuy nhiên, lần đầu tiên tính chuyện làm ăn với nước ngoài, bà con ngư dân còn nhiều băn khoăn, lo lắng ... >>more